Vì trần bê tông thường là trần nguyên thủy nên kiểu trần này được coi là điều kiện lý tưởng nhất để lắp đặt giàn phơi thông minh. Tuy nhiên, do trần bê tông giật cấp có sự khác biệt về mặt cấu trúc nên việc lắp đặt giàn phơi thông minh ở kiểu trần bê tông này cũng có những sự khác biệt nhất định. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết về cách tự lắp đặt giàn phơi thông minh ở trần bê tông giật cấp.
Trước hết, về định nghĩa, có thể hiểu một cách đơn giản, trần bê tông giật cấp là kiểu trần bê tông mà trên bề mặt được tạo hình với những khối, hộp, mà phổ biến nhất là các khối hình chữ nhật.
Do có sự xuất hiện của các khối hộp nên bề mặt trần bê tông giật cấp được chia thành các mặt phẳng có độ cao khác nhau.
Dựa trên đặc điểm đó, việc lắp đặt giàn phơi thông minh ở trần bê tông giật cấp thường được chia thành 2 cách:
- Lắp đặt 2 thanh phơi trên cùng 1 mặt phẳng. Các gia đình nên chọn cách lắp đặt này nếu như ở bề mặt trần bê tông giật cấp có một khoảng bề mặt có chiều rộng “thỏa mãn” được cả 2 thanh phơi.
- Lắp đặt 2 thanh phơi ở 2 mặt phẳng khác nhau. Cách lắp đặt này thường được sử dụng khi lắp đặt giàn phơi thông minh ở trần bê tông giật cấp tại các căn hộ chung cư.
Với trường hợp thứ nhất, cách lắp đặt giàn phơi thông minh ở trần bê tông giật cấp được thực hiện tương tự như cách lắp đặt giàn phơi thông ở trần bê tông phẳng.
Cụ thể, quy trình lắp đặt gồm các bước:
1: Lắp bộ tay quay, và các buli ròng rọc gồm buli dẫn hướng, buli kép, buli đơn.
Trình tự lắp đặt lần lượt như sau:
- Lắp bộ tay quay và buli dẫn hướng. Yêu cầu: lắp thẳng hàng với nhau theo chiều đứng.
- Lắp các buli kép
- Lắp các buli đơn
2: Đi dây cáp cho cả 2 thanh phơi.
Trước khi tiến hành đi dây cáp, các gia đình nên gập đôi sợi cáp. Việc đi dây cáp cần tiến hành lần lượt theo trình tự sau:
- Luồn cả 2 đầu dây của sợi cáp qua buli kép
- Lấy 1 đầu cáp ở buli kép luồn qua buli đơn rồi luồn xuống đai treo thanh phơi
- Đầu dây cáp còn lại, luồn thẳng xuống đai treo ống phơi
- Tiếp tục luồn cả 2 đầu dây qua buli kép
>>>Nếu không được sử dụng đúng cách dây cáp giàn phơi rất dễ bị đứt khi đó liên hệ ngay với đơn vị Giàn phơi thông minh Hà Nội để tiến hành thay dây cáp giàn phơi nhanh chóng, giá rẻ nhất
3: Lắp 2 thanh phơi
Khi lắp thanh phơi, cần chú ý chỉnh đai ống sao cho vị trí lỗ trên chi tiết này thẳng để luồn được dây cáp và vít giữ thanh phơi.
4: Nối đầu dây cáp ra ở bộ tay quay với đầu giữa của sợi cáp ở buli dẫn hướng để hoàn thành lắp đặt.
Với trường hợp thứ hai, cách lắp đặt giàn phơi thông minh cũng được tiến hành tuần tự theo 4 bước trên. Song vì 2 thanh phơi được lắp đặt trên 2 mặt phẳng khác nhau nên nội dung thực hiện các bước có đôi chút khác biệt. Cụ thể:
Thứ nhất là khi lắp đặt bộ tay tay quay và các buli ròng rọc.
Các buli dẫn hướng phải chia làm đôi theo vị trí lắp đặt của 2 thanh phơi. Đồng thời khi lăp đặt, cần đảm bảo tuyệt đối bộ tay quay phải thẳng hàng với cả 2 buli dẫn hướng.
Thứ hai là cách đi dây cáp. Quy trình đi dây cáp được tiến hành như sau:
- Gập đôi một sợi cáp sau đó luồn qua rãnh của các buli dẫn hướng
- Luồn cả 2 đầu dây của 1 sợi cáp qua buli kép
- Từ 2 đầu dây cáp ra ở buli kép, lấy 1 sợi luồn tiếp qua buli đơn rồi luồn xuống đai ống treo thanh phơi. Đầu còn lại luồn thẳng xuống đai treo thanh phơi.
>>>Hình ảnh thực tế sửa giàn phơi thông minh bị đứt dây cáp nhà anh Bảy
Làm tương tự với sợi dây cáp của thanh phơi còn lại.
Với hai bước cuối, cách thực hiện hoàn toàn tương tự như trường hợp 1.
Một lưu ý các gia đình cần ghi nhớ, dù chọn lắp đặt theo trường hợp nào, cần chọn vị trí lắp đặt bộ giàn phơi gồm vị trí lắp bộ tay quay, và vị trí đi các buli ròng rọc trước khi tiến hành lắp đặt. Trong đó với riêng bộ tay quay, vị trí lắp đặt cách nền tối thiểu là 1,2m.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách tự lắp đặt giàn phơi thông minh ở trần bê tông giật cấp. Trong quá trình lắp đặt, nếu cần thêm bất kỳ sự tư vấn, giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với Giàn phơi thông minh Hà Nội qua đường dây nóng 096 468 57 57 (25/7) để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất.